Trong ngành chăn nuôi bò, hiểu biết và áp dụng các kỹ thuật nuôi đúng cách là yếu tố quyết định giữa sự thành công và thất bại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những điểm cần chú ý và áp dụng khi nuôi bò, từ chuẩn bị môi trường sống đến quản lý dinh dưỡng và sức khỏe.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào các khía cạnh quan trọng của quá trình nuôi bò, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo điều kiện sống lý tưởng, lựa chọn thức ăn phù hợp, quản lý sức khỏe và phòng tránh bệnh tật cho bò, cũng như cách thiết lập hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo sự phát triển và năng suất của đàn bò.
Với kiến thức và thông tin từ bài viết này, bạn sẽ có được cơ sở vững chắc để thực hiện việc nuôi bò một cách hiệu quả và bền vững. Hãy cùng khám phá và tìm hiểu những điều quan trọng này để trở thành một chủ trang trại thành công và có lợi nhuận!
Chuồng trại chăn nuôi
Chọn bò cái nuôi sinh sản
Thời điểm phối giống thích hợp
Chăm sóc nuôi dưỡng bò cái mang thai
Lưu ý hai thời kỳ bò dể bị sảy thai hoặc đẻ non
Thời kỳ 1: Lúc bò có chửa vào tháng thứ 3 – 4, nguyên nhân chính gây nên là do hóa học, các chất độc, độc tố thức ăn và các yếu tố bất lợi do thời tiết đều kích thích tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài.
Thời kỳ 2: Lúc bò có chửa tháng 7 – 8. Nguyên nhân chính gây ra sẩy thai, đẻ non trong giai đoạn này là tác nhân cơ học. Những hoạt động quá mạnh như chạy nhảy, làm việc quá sức, leo dốc,… đều có thể gây nên sẩy thai.
Chăm sóc bò mẹ và bê con mới sinh
Khi bò mẹ chuẩn bị đẻ thường có biểu hiện mông sụp, bầu vú căng ,đuôi lệch sang một bên, ít vận động, bò bồn chồn, đứng lên nằm xuống, chân cào nền chuồng. Người nuôi cần căn cứ vào các dấu hiệu của bò mẹ để chuẩn bị đở đẻ cho bò được kịp thời. Nếu trong trường hợp bò đẻ bình thường, người nuôi chỉ cần dùng tay kéo nhẹ bê con đồng thời kết hợp với nhịp rặn của bò mẹ. Đối với trường hợp bò mẹ khó đẻ như thai ngược, thai ngang, nên nhờ sự can thiệp của các cán bộ thú y gần nhất.
Đối với bê con: Khi được sinh ra, lấy khăn lau sạch nhớt, dãi ở phần đầu để bê con đảm bảo được sự hô hấp. Cắt dây rốn cho bê con dài khoảng 10 – 12 cm, sát trùng bằng cồn Iốt. Sau đó bê con cần phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt (Lưu ý: cần quan sát xem bê có tự bú được không, nếu bê không bú được thì phải tập cho bê bú). Bê con từ khi sinh ra đến 30 ngày tuổi được ở trong chuồng với bò mẹ. Luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa, chổ bê nằm cần giữ khô ráo và sạch sẽ tránh gây bệnh về đường tiêu hóa. Khi bê con được 30 – 40 ngày tuổi thì nên tập cho bê ăn cỏ non phơi tái, cho ăn từ 5 – 8 kg/con/ngày, bổ sung thức ăn tinh từ 0,5 – 1 kg/con/ngày. Vào mùa thiếu cỏ có thể cho bê ăn thêm cỏ khô hoặc rơm.
Đối với bò mẹ: Sau khi đẻ xong cần vệ sinh phần thân sau và bầu vú cho bò mẹ, cho uống nước đầy đủ, thêm ít muối, cám, nước ấm để cân bằng điện giải và tăng cường sức khỏe. Người nuôi cần theo dỏi xem nhau thai đã ra hay chưa để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong thời gian nuôi con, cho bò mẹ ăn thức ăn thô xanh từ 30 – 40 kg/con/ngày và kết hợp cho ăn thức ăn tinh từ 1 – 2 kg/con/ngày để cho bò mẹ nhanh hồi phục sức khỏe chuẩn bị cho chu kỳ phối giống tiếp theo.