Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuối ốc nhồi trong ao đất

Ảnh: Internet

Nhắc đến ngành nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều người thường nghĩ đến các loại cá, tôm, hay cua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc nuôi ốc nhồi trong ao đất đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là trong các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Việc nuôi ốc nhồi không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong bối cảnh đó, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc nhồi trong ao đất trở nên cực kỳ quan trọng và hữu ích cho những người muốn tham gia vào ngành nghề này.

Ốc nhồi là loại hải sản giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. Việc nuôi ốc nhồi trong ao đất không chỉ đơn giản mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc kỹ lưỡng. Để hiểu rõ hơn về quy trình nuôi ốc nhồi trong ao đất, chúng ta cần tìm hiểu và áp dụng các phương pháp và kỹ thuật phù hợp.

Ảnh: Internet

Kỹ thuật nuôi

     1. Chuẩn bị ao nuôi
– Ao nuôi có diện tích từ 200m2 trở lên. Có thể ngăn ra thành nhiều ao nuôi nhỏ có diện tích 100m để thuận tiện cho việc chăm sóc.
– Gần nguồn nước ra vào,thường xuyên giữ được mực nước từ 0,8 – 1,2m.
– Ao nuôi cần có cống cấp và thoát nước đặt so le, để thuận tiện cho việc cấp và thoát nước.
– Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ.
       2. Cải tạo ao
– Tát cạn ao diệt hết cá tạp, vệ sinh xung quanh ao, tu sửa bờ ao đảm bảo chắc chắn.
– Vét lớp bùn thối dưới đáy ao chỉ để lại lượng bùn 15 – 20 cm.
– Dùng vôi bột lượng 7 – 10 kg/100m2  rắc đều đáy và xung quanh bờ ao, ao lâu năm cần tăng lượng vôi 10-15kg/100m2.
– Ao có bùn đen, thối cần tăng lượng vôi sau đó dùng cào,trang đảo bùn. Nếu có điều kiện thì phơi đáy ao 2-3 ngày.
– Lọc nước vào ao qua lưới potylen mắt dầy, mức nước đạt 0,5m sau 3-5 ngày nước trong ao ổn định thì tiến hành thả giống.
Lưu ý: Ốc thường không phân bố đều mà thường tập trung ở một số khu vực nhất định chính vì thế người nuôi nên đa dạng ao nuôi bằng việc tạo địa hình có độ nông và sâu khác nhau để có thể dễ dàng cho việc theo dõi và chăm sóc ốc nhồi một cách hiệu quả.
    3. Chọn và thả giống
– Chọn giống: Ốc nhồi giống được chọn cần đảm bảo khỏe mạnh, chất lượng tốt. Phần vỏ không bị sứt, dập cũng như phần đỉnh vỏ cần có màu tươi sáng. Kích thước con giống ≥ 0,5cm.
– Vận chuyển con giống sử dụng phương pháp giữ ẩm, không được đóng kín túi bọc con giống, cần tạo độ thông thoáng với môi trường bên ngoài, nên vận chuyển bằng thùng xốp.
– Thả giống: Không nên thả ốc xuống ao nuôi luôn. Cần thả ốc vào chậu sau đó cho từ từ nước vào chậu để ốc thích nghi với môi trường nước mới. Khoảng 30 – 45 phút sau mới thả ốc xuống ao. Thời điểm thả ốc giống khoảng tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Và cần thu hoạch ốc trước mùa lạnh để giảm thiểu rủi ro.
– Mật độ nuôi phù hợp từ 100 – 200con/m2.
– Trong ao nuôi  thả thêm các loại bèo để ốc trú ẩn và có chổ bám, dienj tích bèo biếm khoảng ½ diện tích ao.
Hình 1: thả ốc giống
      4. Chăm sóc và cho ăn.
– Ốc nhồi sống trong môi trường nước ngọt không bị nhiễm mặn. Nhiệt độ thích hợp để ốc sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh là từ 22-30 độ C. Nếu gặp thời tiết nóng hơn hoặc lạnh hơn ốc sẽ dừng đi kiếm ăn và chui vào trú ẩn. Vào mùa đông, nuôi ốc nhồi nếu gặp thời tiết lạnh dưới 10 độ C thì khả năng ốc sẽ bị chết nhiều. Vì vậy, bà con cần có các biện pháp khắc phục khi nuôi ốc vào thời điểm này. Theo kinh nghiệm, bà con nên trồng vào ao nuôi cây bèo tây để giúp ao nuôi được ấm áp vào mùa đông, ốc cũng có nơi để trú ẩn. Không những vậy, đây cũng là nguồn thức ăn của ốc.
– Thức ăn của ốc là những nguồn dễ kiếm trong tự nhiên như lá sắn, rau khoai, bèo lục bình, rau muống, bầu, bí, mướp …ngoài ra có thể kết hợp cho ăn thêm bột cám gạo, bột ngô,… Lượng thức ăn hàng ngày của ốc chiếm khoảng 7 – 10% trọng lượng tổng số lượng ốc dưới ao.
– Mỗi ngày bà con cho ốc nhồi ăn một lần vào một giờ cố định. Ốc gần đến giai đoạn thu hoạch bà con nên tăng lượng thức ăn hàng ngày lên. Nếu trong ao nuôi có nhiều thức ăn từ nguồn tự nhiên thì có thể giảm khẩu phần ăn của ốc.
– Xung quanh bờ ao có thể tận dụng để trồng các loại rau xanh, bầu, bí, mướp.. làm thức ăn cho ốc hoặc thả tự nhiên trong ao để ốc có thể bám vào và tìm kiếm thức ăn.
     5. Thời gian thu hoạch
– Thời gian nuôi từ khi xuống giống kéo dài từ 4 – 5 tháng với trọng lượng của ốc đạt từ 40 – 50 con/kg, từ tháng thứ 4 trở đi người nuôi có thể thu hoạch tỉa dần những con ốc có kích thước lớn hơn để có thể nuôi gối vụ hoặc giãn mật độ nuôi.
– Nên thu hoạch vào chiều tối hoặc sáng sớm vì đây là thời điểm ốc sẽ nổi lên ăn nhiều, chuẩn bị sẳn một cái vợt và có thể đứng ngay trên bờ để thu hoạch ốc.

 Kỹ thuật phòng và trị bệnh cho ốc nhồi

     1. Ốc nhồi bị nhiễm ký sinh trùng:
– Dấu hiệu bệnh: Vỏ ốc bị ăn mòn thành các đường rảnh nhỏ như đường chỉ kim, ăn đục vào bên trong phần thân của ốc. Hoặc tình trạng nắp, miệng ốc bị ăn mòn.
– Nguyên nhân: Môi trường nước bị ô nhiễm hoặc mật độ quá dày, khiến cho ốc nhồi không có nhiều không gian để di chuyển, sẽ là cơ hội để các loại ký sinh trùng dễ dàng tất công và gây hại cho ốc.
– Phòng và trị bệnh: Định kỳ dùng vôi để khử trùng nước và ổn định PH ao nuôi với lượng 1- 2kg/100m2, 2lần/tháng. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn để khử trùng ao nuôi như: Iodine hoặc chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi.
       2. Bệnh sưng vòi ở ốc nhồi
– Dấu hiệu bệnh:  Đầu tiên là ốc nhồi ít di chuyển hơn so với bình thường, khả năng tiêu thụ thức ăn ít đi một cách nhanh chóng. Tiếp theo là ốc nổi trên mặt nước, ở giai đoạn này có thể quan sát thấy vòi của ốc bắt đầu bị thâm, sưng (dễ quan sát nhất là chiều tối và sáng sớm). Tiếp đến ốc khép miệng lại nổi trên mặt nước và có dấu hiệu mất thăng bằng, nằm nghiêng trên mặt nước. Khi vớt ốc lên có mùi hôi, mai của ốc có dấu hiệu không bám sát miệng ốc.
– Nguyên nhân: của căn bệnh này xuất phát từ môi trường bị ô nhiễm ở phạm vi diện rộng trong môi trường sống của ốc khiến ốc không thể di chuyển, hay tìm những nơi có môi trường sống phù hợp để né tránh.
– Phòng và trị bệnh: Thay toàn bộ nước và nên cách ly, vớt hết những con ốc nhồi đang bị bệnh để cách ly với những con ốc nhồi khỏe mạnh. Định kỳ dùng vôi để khử trùng nước và ổn định PH ao nuôi với lượng 1- 2kg/100m2, 2lần/tháng.Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn để khử trùng ao nuôi như: Iodine hoặc chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *