Giải pháp chăm sóc heo nái mùa nắng nóng

Thời tiết quá nắng nóng oi bức qua ngưỡng chịu đựng, chăn nuôi không có các biện pháp khắc phục dễ gây stress cho vật nuôi  làm giảm năng suất sinh sản, hoặc nếu nuôi mật độ quá cao dễ gây dễ phát sinh bệnh, gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Đặc biệt là đối với heo nái là “máy in tiền” của ngành chăn nuôi. Sau đây là một số biện pháp chăm sóc heo nái trong mùa nắng nóng.

1. Biểu hiện khi heo stress nhiệt.

Bảng nhiệt độ và độ ẩm tối ưu trong chăn nuôi

(Nguồn tham khảo: nhachannuoi.vn)

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ cao đối với heo nái

Khi heo nái bị stress nhiệt có ảnh hưởng bất lợi về sinh sản của heo nái. Nếu nhiệt độ cao hơn 27°C thì sẽ làm chậm hoặc ngăn chặn việc động dục của heo nái, giảm tỉ lệ thụ thai và tăng tỉ lệ chết phôi sớm. Nếu stress nhiệt xảy ra một vài tuần trước khi đẻ sẽ dẫn đến tăng số lượng heo chết lưu.

Nái bị stress nhiệt kém sữa, heo con tiêu chảy

  • Khi nhiệt độ chuồng nuôi quá cao sẽ làm heo giảm sự thèm ăn. Lượng thức ăn giảm sẽ dẫn đến giảm năng suất sữa, giảm trọng lượng heo con cai sữa và tăng sự hao mòn cơ thể heo nái quá mức sẽ làm heo nái chậm lên giống lại sau khi cai sữa. Nếu đậu thai thì số con ở lứa tiếp theo có thể sẽ giảm.
  • Trong giai đoạn này, heo thường kém tiêu hóa, giảm sức đề kháng với các mầm bệnh nên sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.

3. Biện pháp chăm sóc heo nái mùa nóng

  • Vệ sinh chuồng trại

Nái đi phân phải được thu gom ngay, không để tồn phân trong chuồng, vì nhiệt độ nóng sẽ làm cho khí độc bốc lên từ nước tiểu và phân nhiều hơn

  • Chăm sóc heo nái và cho ăn
    • Có thể tắm cho heo 1 – 2 lần/ngày để làm ẩm da và mát cho heo nái.
    • Chú ý khi úm heo con theo mẹ nên để nguồn nhiệt xa vùng đầu heo mẹ hoặc có ô úm riêng giúp giảm nhiệt độ khu vực nái.

Sử dụng ô úm riêng cách xa heo mẹ

  • Bổ sung các acid amin, vitamin C, E, cũng như các khoáng chất cho heo
  • Giữ thức ăn luôn mới, vì khi thời tiết nóng ẩm dễ làm cho thức ăn bị hư hỏng, mất mùi thơm gây giảm tính thèm ăn cũng như giảm chất lượng.
  • Cho heo ăn thường xuyên hơn, chia thành nhiều bữa nhỏ/ngày sẽ giúp heo ăn nhiều thức ăn hơn, ưu tiên vào thời gian sáng sớm hoặc chiều tối và ban đêm.
    • Chuẩn bị chuồng trại
  • Có thể lắp thêm quạt thông gió, nhằm giảm nhiệt và khí độc như CO2 hay NH3 trong chuồng. Tốt nhất là hệ thống chuồng kín có hệ thống quạt hút và cooling pad làm mát không khí.
  • Những ngày nắng gắt, bố trí hệ thống vòi phun mưa trên mái chuồng để tăng hiệu quả làm mát. Tuy nhiên cần lưu ý việc thông thoáng và thoát nước nhằm giảm độ ẩm cao trong chuồng.
    • Nước uống
  • Nhiệt độ nước rất quan trọng, nước mát sẽ giúp heo uống được nhiều hơn nước nóng. Nên có mái che mát bồn nước uống và hệ thống ống dẫn.
Nhóm vật nuôi Nhu cầu nước (L/ngày) Tốc độ dòng chảy (L/phút)
Heo nái đang cho con bú 35-50 4
Heo đực 8-10 1
Nái mang thai 20-12 1
Lợn xuất chuồng 45-100 kg 6-10 0,8-1,2
Heo thịt 15-45 kg 4-8 1
Heo cai sữa 1-5 0,5-0,8
Lợn con (bao gồm cả sữa nái) 1-2
Bảng nhu cầu nước cho heo

Bồn nước được che chắn chống nắng

Trên đây là một bài viết chia sẽ ngắn về các biện pháp phòng chống stress cho đàn heo vào mùa nóng, tránh tình trạng giảm năng suất và gây hại đến sức khỏe vật nuôi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bà con chăn nuôi hiệu quả hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *