Kỹ thuật nuôi Ba Ba thương phẩm và những lưu ý

Trong ngành chăn nuôi, nuôi ba ba thương phẩm là một lĩnh vực có tiềm năng kinh doanh lớn và mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, để thành công trong việc nuôi ba ba, cần phải áp dụng các kỹ thuật và lưu ý đặc biệt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm cùng những lưu ý quan trọng nhất. Từ việc lựa chọn giống, quản lý dinh dưỡng đến điều kiện nuôi và chăm sóc sức khỏe, tất cả sẽ được điểm qua một cách chi tiết. Hãy cùng khám phá và áp dụng những kiến thức này để bạn có thể nuôi ba ba hiệu quả và có lợi nhuận cao nhất.

Kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm

Muốn nuôi ba ba thịt lớn nhanh, tỷ lệ sống cao, lãi nhiều, cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:

Kỹ thuật nuôi

  • Cần chuẩn bị ao nuôi trước khi thả cá giống để đảm bảo được chất đáy sạch và chất lượng nguồn nước.
  • Nên thả cá giống sớm, để có thể nuôi được hết các tháng có nhiệt độ sinh trưởng thích hợp. Ở các tỉnh miền Bắc thường nuôi vào tháng 3,4 và đến cuối năm sẽ thu hoạch.
  • Kích cỡ giống thả từ 100-200g/con. Trong một ao nên thả cùng cỡ, lựa chọn ba ba giống khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. Đặc biệt nên tìm hiểu kỹ trước các cơ sở cung cấp cá giống để mua được những con cá chất lượng nhất. Liên hệ: 086.999.7977 để có thể mua được loại baba giống tốt nhất.
  • Mật độ nuôi từ 1-5 con/m , tối đa 1kg/m. Điều kiện thay nước chủ động, khả năng cung cấp thức ăn thỏa mãn và nuôi ở mật độ cao.
  • Dễ quản lý chăm sóc và phòng bệnh, sau khoảng 8-10 tháng nuôi thì baba thịt có thể đạt với quy cỡ 0,6 -1,2kg/con, tỷ lệ sống rất cao. Nhiều cơ sở nuôi ở phía Nam nuôi lớn nhanh hơn ở phía Bắc, mức tăng trưởng trung bình mỗi con có thể đạt 100g/tháng.

Kỹ thuật nuôi baba thương phẩm

Thức ăn

Nguồn thức ăn cho Ba Ba thương phẩm chủ yếu là thức ăn động vật, có thể chia thành 3 loại, như: Thức ăn động vật tươi sống, Thức ăn động vật khô, Thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp. Hiện nay, phần lớn các hộ nuôi Ba Ba đều sử dụng thức ăn động vật tươi sống là chính. Vẫn có một số nơi có điều kiện cho ăn thêm thức ăn khô.

a. Thức ăn tươi sống:

  • Động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể nước ngọt (ốc vặn, ốc đồng, ốc sên, ốc nhồi, hến, trai) và các động vật nhuyễn thể như don, dắt…
  • Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại cua, tôm rẻ tiền, ở cả nước ngọt và nước mặn.
  • Côn trùng: chủ yếu là giun đất(có thể nuôi cho ăn hoặc bắt ở tự nhiên), nhộng tằm.
  • Động vật khác: thường là tận dụng từ thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người. Và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như tôm, cá,mực, gia súc, gia cầm…

Một trong những loại thức ăn cho Baba

b. Thức ăn khô:

Một số nơi có điều kiện có thể sử dụng các loại cá khô nhạt, tôm khô nhạt… loại rẻ tiền để cho ăn kèm cùng thức ăn tươi hằng ngày hoặc dự trữ cho ăn khi thiếu thức ăn tươi.

c. Thức ăn công nghiệp:

Hiện nay trên thị trường nước ta chưa sản xuất loại thức ăn công nghiệp chuyên dùng cho Ba Ba. Trên thế giới, đã một số nước đã sử dụng khá phổ biến, hiệu quả kinh tế cao. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn công nghiệp này rất toàn diện, đặc biệt hàm lượng đạm rất cao. Thức ăn nuôi Ba Ba giống có hàm lượng đạm 50-55%, thức ăn nuôi Ba Ba thịt có hàm lượng đạm trên dưới 45%.

d. Cách cho ăn thức ăn tươi sống:

  • Nên chọn một địa điểm cho ăn theo quy định để Baba quen và cũng dễ theo dõi thức ăn hằng ngày, dễ vệ sinh khu vực cho ăn hơn.
  • Khi cho thức ăn sống, thì nên chọn cỡ nhỏ và băm nhỏ đủ vừa miệng Ba Ba.
  • Không nên bỏ các loại thức ăn cứng ba ba không ăn được xuống ao, như đầu cá, vây cá,… để giúp giảm khả năng ô nhiễm nước ao.
  • Nên rửa sạch thức ăn trước khi cho baba ăn.
  • Đối với Ba Ba mới nở thì cho ăn ngày 3-4 lần, Ba Ba giống thì 2-3 lần, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 1-2 lần/ ngày. Lượng thức ăn cho buổi chiều nhiều hơn buổi sáng.
  • Lượng thức ăn cho ăn trong một ngày đêm, không nên để qua đêm: Ba Ba mới nở 15-16%, Ba Ba giống 10-12%, Ba Ba thịt và Ba Ba bố mẹ 3- 6% so với trọng lượng Ba Ba nuôi trong ao.
  • Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một loại thức ăn duy nhất bởi sẽ không đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Ba Ba mới nở cho ăn bằng động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ), giun quế. Sau 5-7 ngày nuôi thì chuyển qua cho ăn cá, tôm là chính. Nếu được bạn hãy chọn các loại cá nhiều nạc, luộc cá gỡ thịt cho baba ăn chín sẽ tốt hơn cho ăn sống.
  • Trong tất cả các giai đoạn ương nuôi, nếu có điều kiện thì nên cho Ba Ba ăn giun càng nhiều thì sẽ càng lớn nhanh và béo khỏe.
  • Trong trường hợp các ao nuôi baba rộng với mật độ nuôi thưa thì có thể kết hợp nuôi ốc, nuôi cá tép nhỏ trong ao cho Ba Ba tự bắt ăn dần, không nhất thiết phải cho Ba Ba ăn hằng ngày. Dùng phân chuồng, phân xanh, phân vô cơ để gây nuôi động thực vật làm thức ăn tự nhiên cho ốc, cho cá tép nhỏ. Hoặc có thể dùng các loại cám cho cá tép nhỏ ăn trực tiếp. (Với cách nuôi này, năng suất Ba Ba nuôi tuy không cao, nhưng Ba Ba lớn rất nhanh, ít bệnh tật, chi phí thức ăn cho nuôi Ba Ba thấp, mà đem lại hiệu quả kinh tế cao).

Một số bệnh thường gặp ở baba và cách phòng trị

Bệnh viêm loét do vi khuẩn (thường gọi là bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh bã đậu):

  • Dấu hiệu bệnh lý: Ba ba bị bệnh có vết loét với hình dạng kích cỡ nhất định, thường xuất hiện ở đầu, cổ, chân, và xung quanh phần mềm của mai, phần bụng của ba ba. Miệng vết loét thường có hiện tượng xuất huyết. Một số vết loét bị đóng kén, khều miệng có vết loét ra nhìn thấy những cục trắng như bã đậu.
  • Cách phòng trị: Dùng kháng sinh oxytetracycline trộn với mỡ lợn bôi trực tiếp lên các vết loét của baba, sau đó để ba ba ở trên cạn trong thời gian 30 phút rồi mới thả xuống nước. 1 tuần bôi thuốc 3 lần (cách nhau 1 ngày/1 lần). Trường hợp nếu vết loét nặng, có kén phải thì cần cạy vảy và lấy hết kén ra sau đó lau sạch vết thương, rắc thuốc kháng sinh đã tán thành bột và bôi thuốc mỡ ra bên ngoài. Nhốt ba ba trên cạn khoảng 2-3 ngày liên tục.

Bệnh thường gặp ở baba

Bệnh sưng cổ:

  • Dấu hiệu bệnh lý: Cổ baba bị xưng, nhiều con nặng có thể sẽ không rụt cổ vào trong mai được.
  • Cách phòng trị: Trộn tetracyline hoặc sulfamid trộn vào thức ăn của baba, cho ba ba ăn 3 ngày liền.

Phòng bệnh cho Ba Ba:

  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh và đó luôn là biện pháp có hiệu quả nhất trong chăn nuôi nói chung, và trong nuôi baba nói riêng. Việc phòng bệnh phải được tiến hành trong tất cả các khâu, từ việc lựa chọn giống, chuẩn bị ao bể nuôi, hay khâu chăm sóc, quản lý.
  • Trước khi thả baba vào ao và bể nuôi cần tắm cho baba giống bằng loại hóa chất cho phép sử dụng theo chỉ dẫn để phòng bệnh nấm và bệnh ký sinh đơn bào. Nếu thấy baba giống bị xây xát, nên tắm thêm bằng thuốc kháng sinh (được phép sử dụng) với liều lượng 20-50g/m nước để phòng bệnh nhiễm trùng gây lở loét.
  • Khi thấy ba ba bị bệnh, phải tách và nhốt riêng những cá thể bị bệnh để chữa trị kịp thời, đồng thời nhanh chóng xử lý vệ sinh môi trường ao nuôi.

Một số điều cần lưu ý

  • Ao nuôi nên có hình chữ nhật, có sàn để baba lên ăn và bãi để baba đẻ trứng. Ao nuôi thường xuyên phải được vệ sinh sạch sẽ, diệt hết mầm bệnh trong ao.
  • Nên thả ba ba giống cùng kích cỡ, tối thiểu đạt 100g trở lên. Mật độ thả phải phù hợp với điều kiện chăm sóc và quản lý.
  • Thức ăn cho ba ba phải đủ cả chất và lượng và luôn là thức ăn tươi sống.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *